Contents
- Cao ngựa là gì?
- Đặc điểm của ngựa
- Phân bố và sinh thái
- Bộ phận sử dụng
- Các loại cao ngựa
- Cách làm cao ngựa
- Thành phần hóa học
- Cao ngựa có tác dụng gì?
- Tính vị, công năng
- Cao ngựa có tốt không?
- Cách sử dụng cao ngựa
- Bao nhiêu tuổi thì uống được cao ngựa?
- Nên ăn cao ngựa vào lúc nào?
- 4 cách ăn cao ngựa hiệu quả nhất
- Uống cao ngựa kiêng ăn gì?
- Những ai không nên ăn cao ngựa?
- Giá cao ngựa là bao nhiêu?
- Tài liệu tham khảo
21 sản phẩm
Cao ngựa là bài thuốc quý, nổi tiếng với công dụng bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy, trẻ em còi xương và người cao tuổi. Trong bài viết này, Mbee Shop sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về cao ngựa.
Cao ngựa là gì?
Đặc điểm của ngựa
Ngựa được sử dụng để nấu cao thường là ngựa nhà, có tên khoa học là Equus coballus L., thuộc họ Ngựa – Equidae.
Ngựa là động vật có vú, kích thước trung bình, có thể nặng tới gần 170kg và ăn cỏ. Ngựa có thân, đầu và cổ dài, có bờm, lưng thẳng và bụng thon. Chân ngựa khỏe, thuộc loài móng guốc. Đuôi ngựa là một túm lông dài và rậm. Ngựa có khứu giác, thị giác và thính giác nhạy bén. Bộ lông mượt, có nhiều màu như nâu đỏ, nâu đen, trắng…
Tại Việt Nam, ngựa được phân biệt theo địa phương sinh sống, chẳng hạn như ngựa Cao Bằng, Lai Châu, Tây Ninh, Đà Lạt…
Trên thế giới, có nhiều giống ngựa nổi tiếng với thân hình to lớn, cao và vạm vỡ như ngựa Mông Cổ, ngựa Thảo Nguyên, ngựa Hungari…
Hình ảnh con ngựa
Phân bố và sinh thái
Tổ tiên của ngựa là loài ngựa hoang, được thuần hóa từ 3000-4000 năm trước để dùng làm phương tiện di chuyển, vận chuyển hàng hóa…
Thời gian mang thai của ngựa khoảng 1 năm, mỗi lần đẻ một con non, khoảng 2 năm ngựa mới đẻ một lần.
Ngày nay, nhiều giống ngựa mới được lai tạo để có nhiều đặc điểm tốt hơn.
Bộ phận sử dụng
Xương ngựa (thường là ngựa bạch) được sử dụng để nấu cao ngựa.
Các loại cao ngựa
Cao ngựa thường được chia thành 2 loại:
- Cao ngựa bạch: Được nấu từ xương của ngựa bạch.
- Cao ngựa thường: Được nấu từ xương của những con ngựa có màu sắc bình thường.
Cao nấu từ ngựa bạch có tác dụng tốt hơn
Cách làm cao ngựa
Thông thường, có thể nấu được 5-6 kg cao đặc từ 1 bộ xương ngựa.
Có thể nấu cao ngựa riêng hoặc kết hợp với các loại cao khác.
Cách làm:
-
Chọn xương ngựa to, đun sôi 30 phút với nước, khuấy đều cho róc hết thịt và gân. Sau đó, dùng bàn chải tre hoặc bàn chải sắt chà sạch thịt, gân. Rửa lại nhiều lần bằng nước sạch.
-
Phơi xương cho khô dưới nắng to hoặc sấy ở 50-60 độ C. Cưa xương thành từng đoạn 10cm, chẻ nhỏ, nạo hết tủy và lớp xương xốp bên trong, rửa sạch.
Cao hổ có tác dụng gì -
Ngâm xương ngựa với rượu gừng theo tỷ lệ: 5 lít rượu 40 độ cho 1 kg gừng tươi dùng cho 50 kg xương.
-
Xếp xương vào thùng nhôm, đặt một rọ tre ở giữa để múc dịch chiết ra. Đổ nước ngập xương khoảng 10 cm. Đun sôi liên tục trong 24 giờ, khi cạn nước thì chế thêm nước sôi, luôn đảm bảo nước ngập xương. Rút nước chiết lần thứ nhất, cô riêng.
-
Tiếp tục thêm nước sôi và đun 24 giờ nữa, rút nước chiết lần thứ 2, cô riêng.
Sanlein 0.3 là thuốc gì -
Lặp lại bước 5 lần thứ 3. Khi cô nước chiết lần cuối gần được thì dồn cao của 2 lần trước vào, đánh đều, cô tiếp đến khi được cao đặc.
Lưu ý: Cô cao đến độ đặc vừa phải, không quá đặc hoặc quá mềm. Cô bằng lửa nhỏ, khuấy liên tục tránh khê, cháy. -
Đổ cao vào khay đã bôi dầu lạc hoặc trải lá chuối, để nguội, cắt thành bánh 50-100g, gói giấy bóng hoặc nilon và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Cao ngựa có màu nâu vàng, để lâu năm màu sẫm hơn. Cao ngựa có thể tan trong rượu mạnh tạo thành màu trắng sữa.
Cao ngựa thành phẩm sau khi nấu xong
Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu và ghi chép cổ, xương ngựa chứa calci phosphat, keratin,…
Cao ngựa có tác dụng gì?
Tính vị, công năng
Theo y học cổ truyền, xương ngựa có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ dưỡng, mạnh gân xương, ích khí.
Cao ngựa có tốt không?
Cao ngựa được sử dụng để bồi bổ cho người suy nhược, sau khi ốm dậy, phụ nữ sau sinh, người đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, trẻ em còi xương, xanh xao, biếng ăn. Người cao tuổi sử dụng cao ngựa cũng giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm mệt mỏi.
Một số công dụng của cao ngựa
Cách sử dụng cao ngựa
Bao nhiêu tuổi thì uống được cao ngựa?
Cao ngựa có thể dùng cho trẻ em trên 1 tuổi có dấu hiệu biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nên ăn cao ngựa vào lúc nào?
Cao ngựa có thể ăn vào mọi thời điểm trong ngày, trước bữa cơm hoặc cùng với cháo nóng.
4 cách ăn cao ngựa hiệu quả nhất
-
Ăn trực tiếp: Mỗi ngày dùng 5 – 10g.
-
Cao ngựa ngâm mật ong: Trộn cao với mật ong, hấp cách thủy rồi ăn.
-
Cao ngựa ngâm rượu: Ngâm cao trong rượu 40 độ, càng lâu càng tốt. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ. Trẻ em không được dùng.
-
Hấp cách thủy: Hấp cách thủy cao trong nồi cơm, ăn trước bữa ăn khoảng 10 phút.
Uống cao ngựa kiêng ăn gì?
Kiêng dùng cao ngựa với các chất tanh như cá, tôm, cua; gia vị cay như tiêu, tỏi, ớt; nước chè đặc, đậu xanh, rau muống, măng…
Những ai không nên ăn cao ngựa?
Người mắc bệnh gout, bệnh cấp tính ngoài da, người chức năng gan thận kém, trẻ em dưới 6 tháng tuổi không nên sử dụng cao ngựa.
Giá cao ngựa là bao nhiêu?
Giá cao ngựa thường dao động khoảng 350.000 – 500.000 đồng/lạng.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm giả, kém chất lượng. Bạn đọc cần cẩn trọng khi mua cao ngựa để sử dụng.
Tài liệu tham khảo
Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc ở Việt Nam tập 2 (Xuất bản năm 2006). Ngựa trang 1173 – 1175.