Mắt tắc kè có độc không? Cách chế biến tắc kè

Chào các bạn hôm nay matongrungvn.com sẽ hướng dẫn bạn cách chế biến tắc kè và trả lời câu hỏi mắt tắc kè có độc không nhé.

Cách chế biến tắc kè

Bộ phận làm thuốc là toàn con, sau khi bắt về thì rửa sạch, mổ bỏ ruột, dùng nẹp tre để căng cho thẳng, phơi hay sấy khô ở nhiệt độ thấp (khoảng 40 – 50°C), cẩn thận tránh để mất đuôi. Tắc kè khô dễ bị sâu mọt, nấm mốc. Chuột rất thích ăn vị thuốc này, nhất là phần đuôi. Do đó, sau khi bào chế cần bảo quản trong thùng kín có Xuyên tiêu, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh không khí ẩm ướt. Khi bảo quản cần cẩn thận tránh làm gãy nát hoặc mất đuôi.

Tắc kè gồm 4 chân, thân dẹt và dẹp. Xương vùng đầu khô rõ, mắt lõm sâu. Đầu dài từ 3cm đến 5cm, trên có 2 mắt, miệng có răng nhỏ và đều. Thân dài từ 8cm đến 15cm, rộng 7 – 10cm. Đuôi dài 10 – 15cm, nguyên và liền (cần chú ý phần đuôi của vị thuốc). Lưng có da dư thừa màu nâu. Ngón chân cứng cong có lỗ hút. Mùi hơi tanh, vị hơi mặn. Con nào có thịt trắng mùi thơm còn nguyên đuôi không sâu mọt là tốt. Không dùng con đã mất đuôi hoặc đuôi bị chắp.

Tắc kè khô dễ bị sâu mọt, nấm mốc. Chuột cùng rất thích ăn tắc kè khô, nhất là phần đuôi. Do đó, sau khi bào chế cần bảo quản trong thùng kín có Xuyên tiêu, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh không khí ẩm ướt. Khi bảo quản cần cẩn thận tránh làm gãy nát hoặc mất đuôi dược liệu.

Mắt tắt kè có độc không?

Theo kinh nghiệm dân gian tắc kè là một vị thuốc quý, song cần lưu ý để dùng làm thuốc thì con tắc kè cần được chế biến trước khi sử dụng.

Kinh nghiệm dân gian cho rằng tắc kè sống cần được mổ bỏ ruột, móc mắt, cắt bỏ bàn chân ăn sau đó đem phơi khô, sao vàng để sử dụng làm thuốc.

Tuy nhiên quá trình chế biến sử dụng một số bạn thường bỏ qua một vài công đoạn như: Móc mắt, cắt bàn chân, phơi khô mà đem ngâm tươi luôn.

Cách làm này tuy chưa chuẩn theo kinh nghiệm dân gian nhưng cũng không sai, không độc hại nên vẫn có thể sử dụng được bình thường. Vì vậy nếu lỡ ngâm tắc kè mà các bạn quên bỏ mắt, bàn chân thì bình rượu tắc kè của các bạn vẫn có thể sử dụng được bình thường.

Hiện nay theo các nguồn tin mắt tắc kè có độc là thông tin chưa có kiểm chứng, tuy nhiên để an toàn cho sức khỏe lúc chế biến bạn cũng nên bỏ mắt tắc kè đi nhé!

Có thể bạn quan tâm:

  1. Tắc kè khổng lồ 47 cm lớn nhất việt nam
  2. Tắc kè bay có tác dụng gì

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *